Tiếng Việt dùng từ ghép Thương Hiệu, như vậy phải có Thương và có Hiệu. Người ta xây dựng THƯƠNG dựa trên phân tích để được THÍCH, hoặc được YÊU, được MẾN, được GẦN, được CHIA SẺ, và cả được THÈM MUỐN
CÓ AI TÌM HIỂU VỀ LOGO CỦA THAI AIRWAYS CHƯA?
Tiếng Việt dùng từ ghép Thương Hiệu, như vậy phải có Thương và có Hiệu. Người ta xây dựng THƯƠNG dựa trên phân tích để được THÍCH, hoặc được YÊU, được MẾN , được GẦN , được CHIA SẺ , và cả được THÈM MUỐN . Dân Việt đói sex (thực ra dân nào cũng đói, nhưng chúng ta đói đặc biệt), thành ra bạn sẽ thấy rất nhiêu hình thái quảng cáo, quảng bá “THƯƠNG” dựa trên sex, search cái gì cũng ra sex, group, fanpage câu likes nào cũng sặc mùi cơ quan sinh sản. Chắc chắn những thứ đó chỉ dừng lại ở THƯƠNG thôi, không đi đến HIỆU .
Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức. “Wikipedia”
CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU
Câu chuyện gần đây hơn về “Dưa Hấu Quảng Nam” , CHIA SẺ được xét làm cơ sở THƯƠNG, lập tức khắp nơi tràn ngập biển “Dưa Hấu Quảng Nam” , nhưng cũng sẽ chẳng bao giờ là HIỆU. Concept CHIA SẺ này còn lan toả ra nhiều lĩnh vực khác, để ta có những câu chuyện đại loại như
“em nuôi cá theo đặt hàng, giờ bọn Tàu nó không nhập của em, em có mấy tạ đây, bà con ủng hộ”.
Những ông lớn thì lại thường bắt đầu bằng HIỆU. Sao không? Một tập đoàn lớn, lãnh đạo nhà nước quan tâm, nhà đầu tư nước ngoài nhòm ngó, vậy thì làm gì mà chả được, “nổ” phát nào chết phát đó. Vậy là các doanh nghiệp ta sang Tàu xách hàng về dán HIỆU và “nổ”. Gần đây nhất là vụ xPhone, nó ra ai cũng biết là ai. Dán HIỆU không xấu, nhưng thực tế toàn lướt sóng, chả mấy ai quan tâm đến chữ THƯƠNG và rồi thì xẹp, thì chết.
Mình muốn nói rằng, nếu các bạn muốn xây dựng một THƯƠNG HIỆU lâu dài thì hãy nghĩ đến cả THƯƠNG và HIỆU
Thương hiệu chính là những câu chuyện liên kết tất cả mọi người trong một tập đoàn với nhau và nối liền họ với khách hàng bên ngoài.
PHẦN 1 – SIÊU NHÂN VS QUÁI VẬT
Đại công tử nhà mình xem phim viễn tưởng thường xuyên hỏi về những nhân vật KHÁC THƯỜNG đâu là SIÊU NHÂN, đâu là QUÁI VẬT, vì sao? Khó giải thích phết. Vấn đề đầu tiên khi xây dựng thương hiệu chính là SỰ KHÁC BIỆT. Phải tìm được sự khác biệt thì mới tính đến việc làm thương hiệu. Tìm được nghiệm, nhưng phải là nhiệm đúng, nếu không sẽ nhận lấy một hình hài QUÁI VẬT. Nghiệm đúng nghĩa là nghiệm nằm trong điều kiện (thị trường).
Năm đầu về nước, mình nghĩ đến hệ thống máy thu tiền nạp điện thoại và điện nước đang chạy khá hiệu quả ở Nga, sản phẩm đó do ông thầy hướng dẫn đồng sáng chế. Chỉ là nghĩ thôi, chưa làm thì đã có một công ty khác làm, …và kết quả là hiện nay các bạn vẫn thấy mấy cục sắt vụn này ở Ga Hà Nội và một vài điểm khác. Đơn giản, nghiệm khác biệt này là QUÁI VẬT khi ở Việt Nam lưu thông bằng xe máy, mua thẻ cào đâu chả được, còn được chiết khấu nữa, chưa kể đến những điều kiện khác về tệ nạn ăn cắp, rồi tệ nạn nghịch dại làm hỏng máy.
Tìm Sự Khác Biệt ở đâu. Mình được dạy, Sự Khác Biệt thường không nằm trong Giá Trị Cơ Bản. Một số bạn đề xuất với mình làm thương hiệu cho dịch vụ của họ vì dịch vụ của họ rất chất lượng, uy tín, v.v. Sự khác biệt không nằm ở đó, cũng giống như bạn đừng có cố gắng tạo thương hiệu của cục xà phòng là nó giặt sạch, hãy tìm nó trong hương thơm, trong tính chất an toàn. Mình nói là khó, chứ không bảo là không được nhé.